Tuesday, August 9, 2011

Tập khí công chữa ung thư

Kính gởi Thầy Ngọc.
Thưa Thầy, Nếu bị yếu hoặc ung thư tuyến tuỵ (pancrea)
thì có cánh nào tập hoặc thuốc chữa hay không
Cám ơn thầy
Con

Trả lời :

Ung thư tuyến tụy phải có triệu chứng sưng đau hông sườn trái, đi tiểu chảy nhiều lần trong ngày, người mệt mỏi, ốm gầy mất sức dần, thiếu máu, áp huyết thấp. Tôi đã chữa khỏi một bà đầm đi tiêu chảy 20 lần một ngày. Bệnh tiêu chảy thuộc Tỳ thì tiêu chảy ra nước, không đau bụng. Mót đi là phải chạy đi ngay . Khi bà đến tôi chữa là bà đã bị đi như vậy liên tục 1 tháng mà bệnh viện không có cách gì cầm lại được, cho về nhà chờ chết .

Nếu chưa có triệu chứng đi tiêu chảy nhiều mà chỉ có dấu hiệu gầy yếu mất sức, biếng ăn, đầu mình nặng nề, bụng đầy, chân tay mệt mỏi, rêu lưỡi trắng nhớt thì do chức năng của tỳ hư phân biệt ra nhiều chứng khác nhau và cách chữa khác nhau :

1-Chứng tỳ khí hư :

Biếng ăn vì ăn vào bụng đầy sinh mệt mỏi, mặt vàng, chóng mặt thường do hậu qủa của bệnh loét bao tử hay viêm loét đường ruột.

2-Chứng tỳ dương hư không thống huyết :

Là trường hợp nặng hơn không còn chức năng điều khiển dẫn huyết tuần hoàn nên thường bị xuất huyết mạn tính, kinh nguyệt ra nhiều như làm băng, đại tiện ra máu, dễ chảy máu dưới da…

3-Bệnh Tỳ lao : Do no đói thất thường, lo nghĩ nhiều làm tổn thương tỳ khiến gầy mòn, kém ăn, mỏi chân tay, ăn vào đầy bụng, đi cầu phân lỏng nhão.

4-Tỳ thất kiện vận : Chức năng khí hóa thất thường không chuyển hóa thức ăn làm rối loạn tiêu hóa trướng, sôi bụng, tiêu chảy, bệnh kéo dài sẽ teo cơ, vàng da, chân tay vô lực, thủy thấp dưỡng trấp biến thành đàm, chân tay phù thủng.

5-Chứng Tỳ thủy : Bụng to, thiếu hơi, tiểu khó, chân tay nặng nề.

6-Chứng Tỳ tý (đau lá mía) : Tứ chi mỏi, ho, tức ngực, nôn mửa ra nước dãi trong.

7-Chứng Tỳ ước : Không đủ nước gây bón khó bài tiết.

Tất cả các chứng Tỳ hư, theo đông y đều dùng thuốc bổ Tỳ. Nhưng đối với cách chữa bằng khí công thì tập khí công là chính, thuốc chỉ là phụ. 

Tập động công :

Bài Nạp khí trung tiêu : Nằm ngửa, hai bàn tay chồng lên nhau, nam tay trái ở dướI, tay phải ở trên, nữ làm ngược lại) đặt dưới xương ức (Đan điền thần) , dơ hai chân thẳng đưa lên cao khỏi mặt giường 45 độ, lâu 1 phút,  cuốn lưỡi ngậm miệng hít thở tự nhiên bằng mũi trong suốt thời gian tập .Hết 1 phút, đặt chân xuống, vẫn cuốn lưỡi ngậm miệng, tay vẫn để đan điền thần, nằm thư giãn theo dõi hơi thở đang nhồi lên nhồi xuống ở bụng do mình mới vừa nạp khí, chờ nó nhồi hết (như sóng biển đang đập vào bờ để lôi kéo rác trên bờ ra biển cả giúp cho bờ biển sạch) khi nó nhồ là nó đang chuyển khí vào khắp nơi trong bụng, đua oxy thêm vào cho các tạng, kích thích đụng vào các tạng cho nó chuyển động nhồi bóp đẩy độc tố, đẩy nước độc ứ lâu ngày trong bao tử, gan, tỳ, ruột, tan mỡ và nước tích lũy trong màng mỡ tam tiêu trước bụng, làn co bóp nhu động ruột, thận, bàng quang chữa được bệnh đi tiểu đêm và bệnh tuyến tiền liệt, đau tử cung dây chằng , cho nên ở thì nghỉ ngơi nghe khí nhồi chúng ta nghe được nước và những bướu khí tích tụ chảy xuống dưới bụng dưới . Tập bài Nạp khí trung tiêu 5 lần liên tiếp mất 10 phút .Sau khi tập xong hai qủa thận và thăn lưng bị ép cứng lại, nên phải tập thêm bài Kéo đầu gối .

Bài kéo đầu gối : Đan hai bàn tay nắm một đầu gối, khi hít vào thì kéo đầu gối trái vào sát cánh tay, cho đùi đụng vào bao tử hay đụng vào gan, khi thở ra bỏ tay duỗi chân ra, rồi khi hít vào nắm đầu gối phải kéo vào, khi thở ra duỗi chân ra. Cứ kéo bên này bên kia theo hơi thở vào thở ra liên tục đều đều 30 lần, công dụng bài này vừa chữa đau lưng, sạn thận, vẹo cột sống lưng, thần kinh tọa, vừa nhồi bóp đường ruột, gan bao tử . Theo lý luận âm dương .Bụng là mặt âm, kéo chân vào và hít vào là dương tức là đang dùng dương chữa âm mà cũng là dùng dương chữa dương ở lưng .

Tập Tĩnh công :

Nằm ngửa, hai tay đặt tại Đan điền thần như trên, cuốn lưỡi đụng hàm trên sâu vào trong cổ họng, ngậm miệng , nhắm mắt, thở tự nhiên bằng mũi, chỉ theo dõi hơi thở vào thở ra bằng cách chú ý bụng đang phồng lên đang xẹp xuống (nhà thiền gọi là quán tức), sau khi quán tức được rồi thì qua phần đếm hơi thở (nhà thiền gọi là sổ tức), có nghĩa là khi bụng nó phồng-xẹp xong 1 lần, mình ghi nhận trong đầu là 1, phồng-xẹp lần nữa mình ghi nhận là 2, rồi 3,4,5,6,7,8,9,10, tiếp tục trở lại 1,2,3,4,5,6,7,8,9 nhưng mình đếm dồn lên là 20, rồi lại 1,2,3,4,5,6,7,8,9  rồi lại đếm dồn lên là 30, rồi lại 1,2,3,4,5,6,7,.8,9, 40 . Tập cho đến khi nghe bụng nóng, hai bàn tay nóng, sôi bụng, tiếng nước từ gan, bao tử, màng ngực chạy xuống bụng dưới . Nếu tập vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ đi vào hôn trầm rơi vào giấc ngủ sâu không mộng mị, nhưng nếu tập trong tình trạng tỉnh thức thì 1 giờ thiền tương đương với 2 giờ ngủ, cơ thể cũng không mệt mỏi khi thức dậy đi làm.

Khi tập thở lúc còn tỉnh thức là thời kỳ Sinh Hóa kiểm soát lại chức năng hoạt động của tạng phủ để chế biến lại thức ăn mà mình đã ăn giống như trâu bò đang nhai lại cỏ mà nó đã ăn. Khi ở thể thật tĩnh ngủ sâu, lúc đó cơ thể đang ở thời kỳ Chuyển Hóa biến chất bổ thành vinh vệ khí, biến đổi ra vinh khí để thành máu đi nuôi cơ thể da thịt xương cốt…biến đổi thành vệ khí là chất vô hình đi vào hệ miễn nhiễm phòng chống bệnh tật .

Bài tập tịnh công có 3 cách đặt tay :

Cách thứ nhất : Quân bình âm dương, bàn tay duơng đặt trên Đan điền thần dưới xương ức , bàn tay âm đặt dưới rốn huyệt Khí Hải . Tay dưong của Nam là tay trái, nữ là tay phải . Đan điền Thần là địện dương nối với tay dương. Đan điền tinh là điện âm nối với tay âm, đó là cách nối mạch truyền khí và tích lũy khí vào tạng phủ để điều hòa âm dương theo nguyên tắc bảo toàn năng lượng .

Cách thứ hai : Hai tay để vào Đan điền Thần để hoàn toàn tăng dương tăng Sinh Hóa, chữa bệnh âm, ăn không tiêu, tiêu chảy, thiếu máu, áp huyết thấp, người lạnh, sốt rét….Tay trái nam để dưới xương ức, tay phải chồng lên trên .

Cách thứ ba : Hai tay để vào Đan điền Tinh để tăng âm, tăng Chuyển Hóa, chữa bệnh dương, táo bón, người nóng, khát uống nước nhiều, áp huyết cao, sốt nóng…Khi tỉnh thức tập thở là đang ở thời kỳ Sinh hóa trong chu kỳ chuyển hóa , khi đi vào giấc ngủ sâu, tất cả biến thành chuyển hóa, chuyển chất bổ đã biến thành máu chuyển thành tinh khí, tập một thời liên tục thì lại chuyển tinh hóa khí giai đoạn hai diệt dục để hoàn tinh bổ não biến khí hóa thần, tập bài này suốt đời không có hại để chuyên thần hoàn hư có nghiã là thay đổi tế bào não, cải lão hoàn đồng, tăng cường trí nhớ trí thông minh.

Tại sao gọi là Đan điền Thần ?

Vị trí của Đan điền thần được định nghĩa là một lỗ rỗng Hư vô huyệt lý, ngang dọc 1 thốn 2 phân sờ và nhìn không thấy, nhưng là nơi chuyển hoá âm dương, cách tim 3 thốn 6, cách thận 3 thốn 6, đo khoảng cách từ tim (hỏa) xuống thận (thủy) là 8 thốn 4 .Tiểu vũ trụ của con người liên quan đồng nhất thể với đaị vũ trụ của trời đất nên khoảng cách từ mặt trời (hỏa) xuống mặt nước biển (thủy) là tám mươi bốn muôn ngàn dặm (84 x 10000 (muôn)x1000x dặm 1,609km) đúng như khoa học đã xác định . Điện khí hỏa của trời là dương, điện khí thủy của trái đất là âm, giữa lưng trời là điểm chuyển hóa âm dương khi đụng nhau tạo ra sét và tiếng nổ ở đó. Ở đó là nơi nào không xác định được chính xác nên ở trong thân người được gọi là hư vô huyệt lý .

Nếu muốn thường xuyên âm dương được chuyển hóa để giúp con người khỏe mạnh sống lâu con người mới tìm cách luyện đơn như Thái thượng lão quân, lập một cái lò bát quái ở Đan điền thần này gọi là lập Lư đảnh .Chất liệu để luyện đơn là hai chất độc không bao giờ có thể hòa hợp được với nhau đó là chất dương thủy ngân ( hống) và chất âm chì (diên) nung nấu trong lò ở một nhiệt độ thích hợp ( gọi là luyện công phu để hống diên giao đầu) độ lửa của lò bát quái lúc đó vừa nóng bên trong vừa nóng bên ngoài gây ra một tiềng nổ cả hai thứ tan thành chất bột đỏ tươi gọi là thần sa thường dùng để bao áo các viên thuốc tầu chữa bệnh tim, thần kinh, an thần , thần sa uống nhiều thì ngộ độc tẩu hỏa nhập ma, loại chế biến ít độc có thể uống được là chu sa, trong các triều đại Tầu dùng Chu sa bón cho con Thạch sùng ăn rồi lấy máu của Thạch sùng bôi vào cổ tay người con gái để xác nhận còn là xử nữ hay không rồi mới tiến cung , nên có điển tích của câu thơ Lấy bột chu sa bón thạch sùng. Ngày nay các nhà hàng tàu có món phở áp chảo là để lửa phừng cháy vào chảo rồi lấy ra, ăn có mùi thơm ngon đặc biệt hơn là chỉ xào bằng lửa dưới.

Khi chúng ta chọn chỗ đặt tay vào Đan điền là chúng ta đang ở thời kỳ Lập lư đảnh .Khi thở nghe bụng nóng là nóng trong, nghe bàn tay nóng chảy mồ hôi là lửa ngoài nóng,cái nóng được tăng cường theo chu kỳ khép kín để bảo toàn năng lượg, đến độ nóng nào thích hợp thì tâm hoả và thận thủy chuyển hóa gây ra một tiếng nổ đinh tai nhức óc như sét đánh, chỉ có trong đầu mình nghe được mà người ngoài không nghe được lúc đó thành tiên rồi, khó mà đạt được, nhưng để chuyển tinh hoá khí, khí hóa thần giúp sống lâu khỏe mạnh không bệnh tật thì dễ hơn mọi người đều tập được.

Các tiên gia gọi vị trí đan điền thần là cung Huỳnh đình, Đình là sân, huỳnh là vàng, tức là sân rồng nơi các bá quan văn võ cùng vua họp bàn chánh sự, các nơi báo cáo tình hình trong nước và là đầu não chỉ huy điều hành việc nước. Cho nên ý tập trung tại đan điền thần, ý là vua, các quan là những thần kinh chức năng cơ quan tạng phủ tụ tập ở đây để điều hòa các chức năng của cơ thể. Ngược lại nếu thiền theo các môn phái khác, ý tập trung tại bộ đầu, thì theo lý thuyết của khí công ý ở đâu khí ở đó, khí huyết sẽ dồn hết lên bộ đầu sinh tẩu hỏa nhập ma, bộ đầu gọi là Nê hoàn cung như phòng ngủ của vua. Nếu quốc gia nào mà ông vua cứ ở phòng ngủ nơi hậu cung vui chơi với tam cung lục viện thì sẽ mất nước, cho nên muốn nước giầu dân mạnh vua lúc nào cũng phải ra ngoài huỳnh đình cung kiểm soát công việc làm của các bá quan văn võ (âm dương, huyết khí) của các bộ (tạng phủ) thì cơ thể luôn luôn khỏe mạnh không bệnh tật.

Mọi người nên tập bài tĩnh công đến suốt đời cũng không có biến chứng tẩu hỏa nhập ma, vì càng tập là càng luyện đơn để tiến hóa, luyện đơn chắc chắn thể xác khỏe mạnh không bệnh tật, nhưng về tinh thần, trí não được phát triển, kết qủa đầu tiên cảm nhận được là : Vân thông khí công soi cốt tiết. Tinh bền khí đủ dưỡng nguyên thần. Tiếp tục tập sẽ có trạng thái : Xuất thần lên cảnh thần tiên. Học thêm tâm pháp bí truyền cao siêu. Tập đến khi thần hoàn hư : Đến bực này thì chứng kim tiên. Không không không hậu không tiền,. Không lo không nghĩ không phiền lòng ai . Đến lúc đó tôi sẽ từ giã qúy vị biệt tích giang hồ. Nói như vậy để qúy vị biết tôi chưa đạt được cảnh giới này, nên còn duyên để gặp gỡ qúy vị ..

doducngoc

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá