Thursday, January 2, 2014

Tự vuốt huyệt làm hạ áp huyết ngừa tai biến tê liệt

Những bệnh nhân có số đo áp huyết cao hơn 140/90mmHg, mạch tim đập 80 sẽ có nguy cơ cao áp huyết sẽ gây tai biến và tê liệt. Để ngừa bệnh này, chúng ta hãy tự chữa mỗi lần uống thuốc hạ áp huyết mà không giảm.

Theo Khí Công Y Đạo, giá trị của 3 số đo có ý nghĩa : Khí lực/ Huyết/ Hàn-nhiệt
Số 140 là Khí Lực, nếu lớn hơn 140 là khí lực tăng, cần phải làm giảm.
Số 90 là Huyết, nếu lớn hơn là dư huyết, cần phải làm giảm.
Số 80 là nhịp tim, nếu cao hơn là có bệnh liên quan đến đường lảm tay chân nóng, cần phải làm giảm.
Áp huyết cần phải đo 2 tay, áp huyết tay trái liên quan đến bao tử, áp huyết tay phải liên quan đến gan.
Khi đo áp huyết, cũng nên đo độ đường trong máu.
Qúy vị hãy áp dụng thử theo thứ tự hướng dẫn dưới đây, chỉ chữa bên tay nào có áp huyết cao hơn.
Thí dụ đo 2 bên tay có số đo là 145/95mmHg nhịp tim 85, bên kia là 150/92mmHg nhịp tim 82, thì chúng ta chọn bên cao hơn là 150 để chữa.
Điều quan trọng theo lý thuyết đông y, Khí lực cao thì gọi là Khí có bệnh, thì đông y không chữa vào khí, mà dùng Huyết chữa Khí
Khi chữa 1 bên thì d0o lại hai tay sẽ thấy cả 3 số ở cả hai bên tay đều thay đổi.
Chúng ta hãy cùng thử nghiệm : Chỉ được chọn một bên tay chân nào có khí lực cao, chọn a hay b.
-Làm giảm Huyết (tâm trương) sẽ làm hạ Khí lực làm giảm áp huyết và đường.
a-Chọn huyệt làm giảm huyết bên tay trái và chân trái nếu tay trái cao hơn tay phải :
Huyệt chọn để chữa là Tả Thương Khâu, tả Xích Trạch. Cách vuốt như dưới đây, bôi dầu trơn trước khi vuốt.
clip_image002clip_image004
clip_image006 clip_image008
Vuốt từ Thương Khâu lên Âm Lăng Tuyền 6 lần rồi ấn day Thương Khâu 6 lần nghịch.
Vuốt từ Trung Phủ xuống Xích Trạch 6 lần rồi ấn day Xích Trạch 6 lần nghịch.
b-Chọn huyệt làm giảm huyết bên tay phải, chân phải, nếu áp huyết bên tay phải cao hơn tay trái : Huyệt chọn để chữa Tả Hành Gian, tả Thần Môn, cách vuốt như hướng dẫn sau :
clip_image010 clip_image012
clip_image014 clip_image016
Vuốt từ Hành Gian lên Thái Xung 6 lần rối ấn day Thái Xung 6 lần nghịch.
Vuốt từ Linh Đạo đến Thần Môn 6 lần rồi ấn day Thần Môn 6 lần nghịch
Sau khi vuốt huyệt chân rồi đến tay xong, thì đo lại áp huyết hai tay, áp huyết hai tay sẽ thay đổi. Nếu áp huyết chưa xuống như ý muốn thì vuốt lại lần thứ hai.
Nếu khi đo lại áp huyết hai tay, chúng ta sẽ thấy nhịp tim giảm. Chúng ta có thể đo đường lại để so sánh thấy đường trong máu hạ
Phân tích một thí dụ về kết qủa thực tập của một bệnh nhân :


Đo áp huyết 2 tay trước khi vuôt huyệt : Tay trái 134/90/96
tay phải 140/93/94
Đo đường 7.5mmol/l
Thông thường có 6 cách làm hạ áp huyết :
1-Làm hạ khí tay trái rồi đo lại 2 tay : Tay trái 124/85/85 Tay phải 132/86/84
2-Làm hạ khí tay phải rồi đo lại 2 tay : 127/90/86 122/88/86
3-Làm hạ huyết tay trái rồi đo lại 2 tay : 123/88/89 129/85/88
4-Làm hạ huyết tay phải rồi đo lại 2 tay : 114/84/85 115/81/82
5-Làm hạ nhịp tim tay trái rồi đo lại 2 tay : 124/91/85 121/83/84
6-Làm hạ nhịp tim tay phải rồi đo lại 2 tay : 121/83/85 132/86/85
Làm hạ nhịp tim là làm hạ nồng độ đường, đo lại đường : 5.1mmol/l
Trong 6 cách làm hạ áp huyết, chúng ta thấy cách thứ 4 làm 3 số xuống thấp nhất, vì nó đúng với lý thuyết đông y là Khí lực cao thì phải hạ Huyết. Nếu theo lý thuyết này thì thay vì chữa 6 lần chúng ta chỉ chữa 1 lần. Rồi đo lại áp huyết hai tay và dđo đường để so sánh trước và sau khi chữa.
So sánh trước khi chữa :
Tay trái : 134/90mmHg nhịp tim 96 tay phải : 140/93mmHg
nhịp tim 94 đường 7.5mmol/l
Sau khi chữa :
Tay trái : 114/84mmHg nịp tim 85 Tay phải : 115/81mmHg
nhịp tim 82 đường 5.1mmol/l
Read More

Sunday, February 12, 2012

Những Huyệt chữa Tê Liệt Tay Chân

Ký hiệu :
x là tả, day ngón tay theo vòng tròn nghịch chiều. 6 vòng chữa huyết, 9 vòng chữa khí
o là bổ, day ngón tay theo vòng tròn thuận chiều. 6 vòng chữa huyết, 9 vòng chữa khí
b là bình bổ bình tả, day nghịch6 hay 9 rồi day thuận 6 hay 9.

Trước khi chữa bệnh cho người tê liệt, nên xem DVD về thần y Võ Hoàng Yên chữa bệnh tê liệt, câm điếc.
Các huyệt ông dùng đều nằm trong những bài này, và ông dùng một dụng cụ ấn đè huyệt thay ngón tay. Tuy nhiên kết qủa của các thầy chữa có nhiều trình độ do kinh nghiệm tu tập khí công thiền đạt được trình độ nào, như khí lực, nội lực, thần lực hay huyền lực, và do tâm từ bi phát nguyện cứu những cuộc đời đau khổ của những người nghèo mang bệnh giống như ông, nên dân gian gọi ông là thần y..
Nếu chúng ta phát tâm từ bi mở rộng trong việc hành y cứu đời, chúng ta cũng sẽ trở thành thần y như ông được.
Chúc các thầy phát đại nguyện thì hành y sẽ có kết qủa như ý muốn
---------------
Tài liệu này dùng chung với quyển SỔ TAY TÌM HUYỆT download ở link này để in ra.
Sổ tay tìm huyệt
https://docs.google.com/viewer?a=v&pid=explorer&chrome=true&srcid=0BzTtsb_fw3P0OTY0NTI4NzItYWFiYy00MGQxLWFkYzUtNjZlNDAwN2Y0NTkw&hl=en_US
PHẦN I-.CHŨA TAY VAI :

I-CHỮA BẰNG ĐƠN HUYỆT (1 HUYỆT)
1-Bàn tay, cổ tay, cánh tay đau co cứng : x Chi Chánh
2-Bàn tay và ngón trỏ đau, cánh tay đau không dơ lên cao được : x Nhị Gian
3-Cánh tay đau, phù liệt mặt : o Ôn Lụu
4-Cổ tay bại xuội : Hơ cứu Hợp Cốc
5-Tay bị chấn thương mất lực, không cầm được vật gì : Hơ cứu Dương Trì
6-Tay co duỗi không được : x Đại Lăng
7-Tay liệt do tắc huyệt lạc ở tay : Day (b) Tý Nhu
8-Tay và cánh tay co quắp : o Thần Môn
9-Vai đau cứng gáy dơ tay lên không được :x Chi Cấu
10-Vai cánh tay bại xuộI : o Thủ Tam Lý
11-Vai đau không dơ tay lên được : x Phù Bạch
12-Viêm quanh khớp vai dơ tay lên không được : (b) Cực Tuyền
13-Vai viêm khớp gân cơ : x Kiên Ngung
II-CHỮA BẰNG NHỊ HỢP HUYỆT ( chữa bằng 2 huyệt quân thần hổ trợ cho nhau)
1-Cánh tay đau dơ lên không được : Dịch Môn (b), Tiền Cốc (b)
2-Cánh tay đau không có sức dơ lên : Tý Nhu (b), Trữu Liêu (b)
3-Cánh tay đau dơ lên không được do thực chứng : Tý Nhu (x), Trữu Liêu (x)
4-Cánh tay dơ lên được nhưng đau do hư chứng : Trữu Liêu (o), Tý Nhu (o)
5-Cánh tay khớp ngón tay sưng húp co vào được mà duỗi không ra do gân ngón tay yếu :
Trung Chữ (x) Dịch Môn (x)
6-Co quắp 5 ngón tay : Nhị Gian (o), Tiền cốc (o)
7-Co rút gân cùi chỏ : Xích Trạch (x), Thái Uyên (x)
8-Co rút gân ngón tay :Khúc Trì (b), Hợp Cốc (b)
9-Cổ vai đau không nâng tay lên được : Thiên Dung (x), Bỉnh Phong (x)
10-Liệt cổ tay : Dưỡng Lão (o), Tý Trung (o)
11-Liệt tay : Thủ Tam Lý (o), Thiếu HảI (o)
12-Liệt tay và đau nhiều : Trữu Liêu (b), Ngoại Quan (b)
13-Vai, cánh tay đau: Thủ Tam Lý (x), Túc Tam Lý (b)
14-Vai co rút gân do liệt cứng :Kiên Liêu (x) Kiên Ngoại Du (x)
15-Vai đau không nâng lên được : Bỉnh Phong (b), Vân Môn (b)
16-Vai đau không nâng tay mặc áo được : Thanh Lãnh Uyên (b), Dương Cốc (b)
17-Vai, khớp vai đau nhức do viêm gân cơ : Khúc Viên (x), Tý Nhu (x)
18-Vai đau khớp, khuỷu tay, cổ tay : Chi Chánh (x), Khúc Trì (b)
19-Vai nặng đau dơ lên không được : Thiên Liêu (b), Khuc Trì (b)
20-Vai tay đau không nâng lên được :Bỉnh Phong (b), Vân Môn (b)
21-Vai viêm khớp, tay bị lệch ra ngoài :Kiên Liêu (b), Cực Tuyền (b)
22-Run giật hai tay không chủ động, không nắm chắc, sưng cổ : Hợp Cốc (b), Khùc Trì (b)
23-Run cánh tay, bàn tay : Thiếu Hải (b), Hậu Khê (b)
24-Run tay do tâm suy : Thiếu Hải (o), Âm Thị (o)
25-Run tay do máu không đủ ra đến ngón tay : Thiếu Hải (b), Hậu Khê (b)
26-Run giật hai tay không chủ động, không nắm chắc, sưng cổ : Hợp Cốc (b), Khùc Trì (b)
27-Tay, cánh tay co duỗi đau : Liệt Khuyết (b), Khúc Trì (b)
III :CHỮA BẰNG ĐA HUYỆT :
1-Bàn tay co rút : (b) Khúc Trì, (b) Dương Cốc. (x) Hợp Cốc
2-Cánh tay co rút đau nhức :Trữu Liêu (x), Xích Trạch (x), Tiền Cốc (b), Hậu Khê.(b)
3-Cánh tay vai khó cử động :
Khúc Trì (x), Kiên Ngung (x), Cự Cốt (x), Thanh Lãnh Uyên (x), Quan Xung (b)
4-Khuỷu tay, cánh tay không co lại được :
Khúc Trì (x), Thủ Tam Lý (x), Ngoại Quan (x), Trung Chữ (b)
5-Vai viêm gân cơ ::Khúc Viên (x), Tý Nhu (x), Dương Lăng Tuyền (b)
6-Vai viêm khớp : Tam Kiên (x)(Kiên Ngung, Kiên Nội Lăng, Kiên Liêu), Khúc Trì (x)
PHẦN II : CHỮA LƯNG CHÂN ĐÙI, GỐI, BÀN CHÂN
I CHỮA BẰNG ĐƠN HUYỆT :
1-Chân đùi gối lạnh mất cảm giác do di chứng tê liệt : o Bể Quan
2-Chân tay tê, khớp vai liệt : o Kiên Trinh
3-Cổ chân, cổ tay đau, chân đùi đi đứng đau, chuột rút : o Khâu Khư
4-Gân chân bị co rút : o Âm Lăng Tuyền
5-Gân co rút do huyết khô : o Huyết Hải
6-Khớp háng viêm, liệt chân, thần kinh tọa : o Cư Liêu
7-Khớp mắt cá sưng, co rút chân đùi không dơ chân lên được : o Phụ Dương
8-Khớp vai viêm không dơ tay lên được : o-Cực Tuyền
9-Khớp gối, hông viêm, ống chân nhức, bại xuội : o Trung Độc
10-Mắt cá chân, gót chân đau, chân đi vẹo một bên : o Bộc Tham
11-Thắt lưng đau, liệt chi dưới : o Trung Khu
II-CHỮA BẰNG NHỊ HỢP HUYỆT :
1-Bàn chân rũ liệt chúi xuống, đi lết ngón chân : Hạ Cự Hư (o), Giải Khê (o)
2-Bắp chân đau, run chân, không co duỗi các ngón chân được : Phi Dương (b), Bạch Hoàn Du (b)
3-Chân đau khó đi: Trung Phong (b), Thái Xung (b)
4-Chân đau không co duỗi được : Nội Đình (b), Hoàn Khiêu (b)
5-Chân đi cà nhắc : Hoàn Khiêu (b) Huyên Chung (b)
6-Chân đùi yếu đứng không vững : Âm Thị (b), Phong Thị (b)
7-Chân run : Dương Lăng Tuyền (b), Thái Xung (x)
8-Chân teo cơ yếu : Giải Khê (o), Túc Tam Lý (o)
9-Chân yếu teo cơ : Túc Tam Lý (o), huyền Chung (b)
10-Chân đau khó đi: Trung Phong (b), Thái Xung (b)
11-Chân đau không co duỗi được : Nội Đình (b), Hoàn Khiêu (b)
12-Chân đi cà nhắc : Hoàn Khiêu (b) Huyên Chung (b)
13-Chân đùi yếu đứng không vững : Âm Thị (b), Phong Thị (b)
14-Chân run : Dương Lăng Tuyền (b), Thái Xung (x)
15-Chân tay tê, khớp vai liệt : Kiên Trinh
16-Chân teo cơ yếu : Giải Khê (o), Túc Tam Lý (o)
III-CHỮA BẰNG ĐA HUYỆT :
1-Chân gối yếu run : o Huyết Hải, o Túc Tam Lý, o Phong Long
2-Chân khó đi: o Túc Tam Lý, o Khúc Tuyền, o Ủy Trung, o Dương Phụ, o Tam Âm Giao, o Phục Lưu
PHẦN III-BỆNH THUỘC LƯNG, CỘT SỐNG, GÂN CHÂN TAY :
1-Bán thân bất toại, run giật, đau nhức chân tay : Dương Lăng (b) Khúc Trì (b)
2-Chân tay co giật : Thiên Liêu (b), Thái Xung (x)
3-Chân tay giật mãn tính : Ẩn Bạch (b), Thương Khâu (b)
4-Đi bộ khó khăn : Thái Xung (b), Trung Phong (b)
5-Gân co rút do phong tật : Thân Mạch (o), Phong Long (x)
6-Gân chân tay co rút : Phụ Dương (x), Thiên Tĩnh (x)
7-Lưng đau cúi ngửa không được : Thân Mạch (x), Chiếu Hải (x)
8-Lưng đau co rút do tâm-thận không cúi ngửa được : Kinh Cốt (b), Côn Lôn (b)
9-Lưng đau do khí trệ đứng lâu không được : Đại Đô (b), Hoành Cốt (b)
10-Lưng đau cúi ngửa không được do sợ ngã : Ân Môn (b), Ủy Dương (b)
11-Lưng trên co rút cứng do tâm thống : Kinh Cốt (x), Phong Trì (b)
12-Thắt lưng đau dữ dội không xoay trở được : Ủy Trung (b), Phục Lưu (b)
13-Thắt lưng đau không ngồi dạy được : Thân Mạch (b), Thái Xung (b)
14-Thắt lưng đau không cúi ngửa được : Ủy Dương (b), Ân Môn (b)
15-Thắt lưng đau không cúi ngửa và đứng lâu được : Kinh Môn (b), Hành Gian (b)

















































































































Read More

Tuesday, August 9, 2011

Đau đầu kinh niên

Kính thưa thầy,
Trước hết chúng chúng con xin chúc thầy luôn khoẻ mạnh để giúp đỡ cho nhiều người thoát đau đớn, mang lại vui tươi cho mọi người. Chồng con sau khi bị té trong sở làm hôm 13/7/1907, nằm hôn mê bất tỉnh hơn 10 tiếng, mới được phát hiện đem đi cấp cứu ,và máu tràn vô não quá nhiều nên phải mổ để lấy máu ứ ra, khoảng 4 tiếng ,sau khi mổ xong khoảng 2 tiếng sau thì anh ấy tỉnh lại và nhận biết ra mọi người ,nhưng tay chân sau đó phải đi vật lý trị liệu khoảng 1 năm mới đi đứng lại bình thường , nhưng thỉnh thoảng vẫn bị mất thăng bằng, còn đầu thì luôn nhức như búa bổ.

Bác sỹ cho anh ấy đi vật lý trị liệu nhưng cứ mỗi lần tập mà cử động đụng chạm đến cần cổ là nhức đầu dữ dội ,và tê buốt đau 3 ngón tay giữa và tê luôn tới các ngón chân. Do bị đau đầu nhiều nên tính tình anh ấy cũng thay đổi nhiều, hay cáu gắt, đánh đập la hét với các con làm các cháu rất buồn ,còn lái xe thì không được do nhức đầu và tê tay, và bác sỹ không cho đi máy bay vì sợ là thay đổi áp xuất sẽ làm đau đầu nhiều. Nhờ thầy hướng dẫn cho chồng con cách tập luyện sao cho anh ấy khỏi được đau đầu thì gia đình con vui sướng và hạnh phúc biết bao ! Chúng con rất mong nhận được hồi âm của thầy, hy vọng là có dịp chúng con được giáp mặt với thầy để được chỉ dẫn nhiều.
Kính Tuyết Hồng

Trả lời :
Xin xác nhận lại năm bị tai nạn là 2007, nếu là 1907 thì cụ năm nay 102 tuổi thì khỏe hơn tôi rồi !!!
Nói cho vui thôi. Hiện nay trong cơ thể còn hai vấn đề chưa hoàn chỉnh :

1-Còn ứ đọng máu trong não, theo khoa học, vòng tuần hoàn tim mạch giữa máu đen và máu đỏ, ra khỏi tim và về tim có 2 vòng, vòng lên não và vòng đi khắp cơ thể ra tay chân. Vì máu não còn bị tắc nghẹt sẽ có ảnh hưởng máu không ra đến được đầu ngón tay đầu ngón chân, lúc đó sẽ làm cho áp huyết bị tăng cao. Theo khí công, áp huyết bị tăng cao do
thần kinh ngoại biên bị co thắt làm hẹp ống dẫn máu không ra đến đầu ngón tay chân, khiến đầu ngón tay chân tê, lạnh, đau, uống thuốc giảm đau vô ích vì không phải là chữa gốc, cần phải đo áp huyết ở hai tay, hai chân, xem bên nào cao bên nào thấp.

Làm cho thông máu tuần hoàn ra đầu ngón tay ngón chân, bằng cách dùng cây kim thử tiểu đường, mình tự châm nặn máu vào thập tuyên và thập nhị tĩnh huyệt mỗi ngày. Có những dấu hiệu xảy ra như sau : có ngón nặn không ra máu do thiếu máu, có ngón nặn ra máu bầm do thiếu oxy, có ngón ra hết máu bầm rồi tắc không ra nữa do đường kinh còn bị tắc nghẹt, có ngón ra hết máu bầm rồi ra mau đỏ loãng là đường kinh đã thông, có ngón ra máu đỏ mà còn đặc do trong máu có nhiều chất vôi, có ngón ra máu hồng lẫn vàng như huyết thanh là do trong máu có mỡ. Dù trường hợp nào xảy ra, ngày nào cũng phải châm nặn máu, mỗi lần châm nặn máu phải thay kim mới, cuối cùng khi máu ra đầu ngón tay phải là máu hồng, loãng, ra dễ dàng, cần nhất là máu ở ngón chân út, huyệt Chí Âm, lúc đó máu trên não hết bị tắc nghẹt sẽ hết bị đau đầu. Đo lại áp huyết sẽ thấy bình thường.

Các động tác châm nặn máu là để giải tắc, sau đó đến động tác thông, kích thích tuần hoàn máu ra đến đầu tay chân bằng cách nằm ngửa, hai cánh tay xuôi theo thân mình, bàn tay ngửa, mình giúp cho bệnh nhân, đề bàn tay mình vào cổ tay bệnh nhân, bảo bệnh nhân khi hít vào, năm chặt bàn tay lại, cùng lúc mình đè ấn mạnh xuống cổ tay bệnh nhân để giúp bệnh nhân nắm chặt bàn tay lại hơn bình thường, khi thở ra thì bệnh nhân buông xòe bàn tay ra và mình cũng bỏ ra không ấn đè cổ tay nữa, tiếp tục nắm chạt tay hít vào, buông bàn tay thở ra có sự trợ giúp ấn đè cổ tay, 30 lần mỗi bên tay, bệnh nhân sẽ cảm thấy hết tê đầu ngón tay, nắm đồ vật được chặt hơn, đầu ngón tay nóng ấm, đỏ hồng, áp huyết xuống, hết đau cánh tay.

2-Tình trạng thần kinh ngoại biên bị có thắt lâu sẽ co rút gân bả vai và cứng cổ gáy, bệnh nhân ngồi trên ghế, mình vuốt nhẹ từ hõm gáy theo giữa xương cổ xuống từng đốt xương lưng ngang đến đoạn sau tim tìm những điểm đau, dùng kim châm tiểu đường châm nặn máu vào những điểm đau ấy, cũng có những chỗ ra máu bầm đen, máu cục, sau đó dùng ngón tay cái day lại những điểm đau cho đến khi hết đau, và tập cúi ngửa đầu ra sau dần dần cho đến khi cúi ngửa được dễ dàng sẽ hết đau đầu. Sau đó bệnh nhân tự tập thể dục khí công, để ý trong 40 bài, bài nào tập được, bài nào không tập được. Những bài không tập được là cơ thể còn bị bệnh, tập được hết 40 bài là cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh bình thường hết bệnh tật.

3-Trường hợp đo áp huyết thấy thấp, cần phải uống thuốc Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin) để đủ máu nuôi não. Thuốc này cũng chữa được bệnh áp huyết thấp làm cho đau đầu kinh niên sau trở thành ung thư não, có khối u bướu trong não.

Xem và tập theo bài tập trong link này :

Những động tác mới trong bài tập thể dục khí công trong lớp ở Toronto
http://www.youtube.com/watch?v=jm_Kh8wGEuE

Công dụng chữa bệnh của bài tập kéo đầu gối thở ra làm mềm bụng
http://www.youtube.com/watch?v=Y3jeaiJMF_o

Công dụng chữa bệnh khác nhau của p.p.vuốt huyệt trên lưng lý luận
theo ngũ hành (Nhà thờ Bélanger, Montréal)
http://www.youtube.com/watch?v=P6qFeqM45Vo

Tập khí công thiền luyện hơi thở thu dương, thu âm. (Nhà thờ Bélanger,
Montréal)
http://www.youtube.com/watch?v=UsbbThxWCEk

Thân
doducngoc

Read More

Cách chữa ung thư theo phương pháp khí công

Đông y chú trọng đến sự tuần hoàn của khí và huyết. Nếu sự tuần hoàn của khí huyết bị trở ngại, không đều đặn bình thường khiến tuần hoàn yếu qúa, mạnh quá, bị tắc nghẹt không thông gây tích tụ khí huyết tại một chỗ làm đau, lúc đó bệnh mới phát sinh, đông y phải tìm ra nguyên nhân chữa tận gốc để phục hồi lại sự tuần hoàn khí huyết trở lại bình thường thì bệnh sẽ khỏi.

Bệnh ung thư cũng không ngoại lệ, khối ung thư là những nơi khí huyết
bị tích tụ lâu dần đóng thành hòn cục. Đối với đông y, khi khí huyết mới bị nghẹt tích tụ bất cứ nơi nào trong cơ thể chưa thành hình khối u, thầy thuốc bắt mạch cũng đã biết được nguyên nhân từ đường kinh nào hay từ tạng phủ nào, và hậu quả ấy cũng đã để lại những dấu hiệu lâm sàng của bệnh lý, từ đó các thầy thuốc đông y chỉ cần điều chỉnh lại sự tuần hoàn khí huyết trở lại bình thường cho đến khi hết hẳn những dấu hiệu bệnh, nên khối u không thể thành hình, trừ trường hợp những dấu hiệu bệnh bị bệnh nhân bỏ qua, mặc dù có đi khám tây y không tìm ra sớm được, tây y chỉ phát hiện qua thực thể thấy được qua xét nghiệm khi khối u đã thành hình thì đã quá muộn.

Trong trường hợp này, phương cách chữa trị của tây y và đông y đều cần
phải có thời gian điều trị liên tục.

Phương cách của tây y là cắt bỏ, dùng hóa trị liệu hay phóng xạ trị liệu tấn công thẳng vào khối u, để lại những di chứng làm bệnh nhân đau đớn, không ăn uống được, không ngủ được, mất sức không chịu nổi cho đến chết không phải do ung thư mà do hậu qủa trong điều trị.

Đối với đông y, cho dù bệnh phát hiện muộn màng, nhưng vẫn không có gì
đáng ngại, may mắn là đông y không hù dọa bệnh nhân bằng cái tên dễ sợ
làm chết người là bệnh cancer, và đông y không cần chữa theo cách hóa
trị liệu hay phóng xạ trị liệu, vì sau đó vẫn còn những biến chứng ngấm ngầm làm bệnh tăng lên do các kinh mạch tuần hoàn khí huyết bị tắc mà tây y chưa phát hiện được.

Cổ nhân đơn giản hóa các bệnh tật, chỉ cho rằng hễ ăn được ngủ được là
tiên, không ăn không ngủ mất tiền thêm lo. Thực tế đối với các thầy thuốc đông y, chữa bệnh là điều chỉnh lại sự tuần hoàn của khí huyết kinh mạch, nên chỉ cần hỏi bệnh nhân những điều sau đây để tìm phương pháp điều chỉnh cho có kết qủa nhanh nhất theo kinh nghiệm chuyên môn của thầy :

1-Ăn được không ? Nếu ăn không được, không muốn ăn, ăn không tiêu, ói
mửa… thầy thuốc sẽ điều chỉnh cho ăn uống ngon, tiêu hóa tốt.
2-Ngủ được không ? Không ngủ được do nhiều nguyên nhân, sẽ tìm ra nguyên nhân để điều chỉnh cho ngủ được.
3-Có tiêu tiểu được không ? Nếu không thầy thuốc sẽ điều chỉnh cho tiêu tiểu dễ dàng.
4-Có đau ở đâu không ? Nếu có đau sẽ điều chỉnh cho hết đau.

Nếu dựa theo 4 tiêu chuẩn này áp dụng vào mọi bệnh tật, dù bệnh thông thường hay bệnh ung thư cũng vậy. Bệnh nhân phải tự hỏi để đánh giá tình trạng bệnh của mình :

Thí dụ :
1-Ăn vẫn ngon, tiêu hóa tốt là không bệnh, còn ăn không được do lo lắng là tự mình bị hù dọa sinh lo sợ là tâm thần không vững, bệnh thuộc tinh thần chứ không phải thể xác…

2-Ngủ được là cơ thể không bệnh, không ngủ được do lo lắng là tại tự mình làm bệnh nặng thêm, ngủ không được do đau là tại thân bệnh, thầy
thuốc sẽ tìm nguyên nhân để chữa cho hết đau sẽ ngủ được, chứ không
phải chỉ dùng thuốc ngủ làm liệt thần kinh bắt nó ngủ li bì như chết, tỉnh dậy cái đau vẫn chưa được chữa sẽ càng làm mất ngủ và liều thuốc ngủ tăng dần đi đến suy nhược thần kinh.

3-Tiêu tiểu vẫn tốt là thân không bệnh, tiêu tiểu không tốt do ảnh hưởng của bướu làm ra, khi bón, khi tiêu chảy, khi ra huyết, lúc đó mới gọi là bệnh.

4-Có đau chỗ nào không, nếu không đau chỗ nào là không bệnh, mặc dù
tây y nói có bướu, thì bướu đó là bướu lành như khối u mỡ, hay nước.
Còn nếu đau cũng có sự khác biệt, chỉ đau một chỗ khi nhấn tay vào đau
nhiều hơn, là khối u đã mọc rễ do những sợi thần kinh dẫn máu bị tắc, sưng, thiếu máu lưu thông qua đó, hoặc nơi đó thiếu oxy đến làm chết tế bào sinh thối mục tạo huyết bầm, có mủ…đông y cần phải trục xuất những khối huyết bầm ấy ra khỏi cơ thể sẽ hết đau.

Nếu vẫn ăn được, ngủ được, tiêu tiểu được, không có chỗ nào đau, là
không có bệnh, thì uống thuốc chữa bệnh chỉ làm xáo trộn cơ thể sẽ có
phản ứng phụ sinh ra bệnh khác.

Đức Chúa nói: Tâm bình thế giới bình. Đức Phật nói : Vạn pháp do tâm
sinh. Vạn pháp do tâm diệt.
Áp dụng câu này vào bệnh tật, các bệnh dù có, nhưng tâm vẫn bình thản,
không lo lắng hốt hoảng bệnh sẽ tự điều chỉnh từ bệnh đến khỏi bệnh một cách dễ dàng.

Cách chữa bệnh có kết qủa nhanh là điều chỉnh Tinh-Khí -Thần bằng hơi
thở khí công, các bướu đều tiêu, các bệnh đều khỏi. Điều quan trọng khi tập luyện khí công không phải chỉ dùng cho giai đoạn chữa bệnh, mục đích chính của việc tập luyện khí công là giúp lưu thông khí huyết được điều hòa để không bao giờ bị bệnh, nên phải duy trì tập luyện hàng ngày để khỏi phải dùng đến thuốc.

doducngoc

Read More

Một bệnh lạ : Cột sống bị lủng lỗ làm dò tủy cần phải mổ để tránh tê liệt

Một nữ bệnh nhân kể bệnh sử, bà cảm thấy cứng cổ gáy gây đau nhức
xuống vai lưng. Đi bệnh viện khám, bác sĩ cho biết trên phim thấy có một đốt sống lưng trên nứt mọc nhánh đâm vào đốt sống ở dưới nên bị dò tủy (syrinx) chảy ra ngoài lan sang nhiều đốt cột sống khác thành từng bong bóng nhỏ rải rác dọc cột sống đốt C1,2,3.

Cách giải quyết theo tây y cần phải mổ cột sống, trám lại lỗ dò tủy, nếu không tủy tràn lên não hoặc mất hết tủy cột sống sẽ gây nguy hiểm đến tánh mạng. Bác sĩ cũng yêu cầu tránh đụng chạm đến cột sống, nếu không sẽ bị tê liệt bán thân bất toại. Tây y đặt tên bệnh này là Dị Tật Chiari bẩm sinh, Mal Formation.

Trong gia đình bà có 6 người là bác sĩ cũng khuyên cần phải đồng ý để
cho bác sĩ mổ ngay, và dọa rằng nếu đi châm cứu hay massage đụng đến
lưng là bị liệt ngay, khiến bà lo sợ, nên cái đau càng gia tăng, đêm nằm ngủ gân cổ căng cứng co rút đau không nhúc nhích cựa quậy được,
bác sĩ chỉ cho thuốc uống giảm đau, và cái đau cứ tăng dần theo ngày
tháng. Nhiều lần bà muốn đến với phương pháp khí công, nhưng đều bị
cấm cản.

Người nhà chia hai phe, phe đồng ý theo giải pháp tây y, còn phe kia muốn khuyến khích bà đi theo đông y khí công, với lý do phương pháp chữa bằng khí công giúp giảm đau mà không cần thuốc, trong khi bà đã sử dụng thuốc tây y nhiều nhưng bệnh mỗi ngày một đau nặng hơn khiến tinh thần khủng hoảng.

Cuối cùng bệnh nhân đến với khí công, có người con rể là luật sư đi giám sát cách chữa bằng khí công ra sao, và quan sát xem có đụng chạm làm tổn thương cột sống nơi bị đau hay không, và đặt những câu hỏi thắc mắc về cách chữa.  Tôi giải thích, nguyên nhân đau theo đông y  thường  nói “đau thì không thông, thông thì không đau”( thống bất thông, thông bất thống), như vậy có nghĩa là khí huyết đã bị tắc nghẽn không lưu thông trên một đoạn đốt sống. Tôi cũng yêu cầu bệnh nhân không cần chỉ nơi đau ở đoạn nào, và tôi cũng nói trước là tôi sẽ không ấn đè mạnh nơi đau, mà chỉ dùng máy đo oxymètre để đo khí và huyết trên từng đốt của cột sống, chỗ nào khí huyết thông, máy sẽ hiện lên đèn và con số đo được của máy, số bên trái của máy chỉ SpO2, đông y gọi là khí, số bên phải của máy vẽ trái tim, đông y gọi là huyết.

Máy chuyền một sợi dây gắn sensor để đo trên huyệt, máy này thường
dùng trong bệnh viện với bộ phận sensor là cái kẹp để kẹp vào đầu ngón
tay bệnh nhân, dùng để đo xem bệnh nhân có đủ oxy để thở hay không, nếu số đo bên trái SpO2 chỉ dưới 90, thì cần phải cho bệnh nhân thở bằng máy trợ thở tăng thêm oxy, nếu không, bệnh nhân sẽ bị ngộp thở làm mệt và rối loạn nhịp tim.

Tôi đặt sensor đo từ đốt đầu xương cổ chỗ hõm gáy sau ót xuống dần
đến đốt sống lưng trên, có đoạn máy hiện lên số, có đoạn máy câm,  không có số, chỉ hiện đèn báo mầu đỏ, tức là không bắt được tần số sóng của khí huyết chạy qua, chứng tỏ nơi đó khí huyết bị tắc không thông gây đau do thần kinh cột sống bị chèn ép.

Theo kinh nghiệm đông y khí công, nếu đau cổ gáy vai tay là nguyên nhân làm co rút thần kinh ngoại biên, hoặc ngược lại, thần kinh ngoại biên bị co rút sẽ làm cho áp huyết động mạch cảnh tăng, nên tôi cũng đo kiểm chứng áp huyết ở hai cánh tay, qủa nhiên tay trái cao 181/99mmHg mạch 89, tay phải thấp bình thường.

Ông luật sư khen cách tìm bệnh hay qúa, nhưng đặt câu hỏi là có chữa
được không và cách chữa làm sao, có phải đụng vào cột sống không, có
nguy hiển không, có làm cho bị tê liệt không…

Tôi nói, có 4 giai đoạn chữa theo thứ tự, thứ nhất, trước hết tôi phải hướng dẫn bệnh nhân tập thổi hơi ra làm hạ áp huyết để giảm áp lực
động mạch cảnh và làm thư giãn thần kinh ngoại biên, thứ hai làm thư giãn thần kinh cột sống, thứ ba làm thông khí huyết bằng máy kim châm tiểu đường, thứ tư hướng dẫn bệnh nhân tập khí công, rồi dùng máy đo áp huyết và máy đo oxymeter kiểm chứng lại kết qủa sau khi chữa.

Giai đoạn 1 : Làm hạ áp huyết
Bệnh nhân nằm ngửa, máy đo áp huyết đo ở bên tay đau, tôi xòe một bàn
tay đặt trước mặt bệnh nhân cách xa miệng bệnh nhân cao khoảng 50cm,
tôi bảo bà tập thổi hơi đủ mạnh vào bàn tay tôi, giống như thổi bếp củi cho lửa cháy, tay kia của tôi đặt ở bụng bệnh nhân, và dặn bà tập thổi làm sao tay tôi cảm thấy mát, cùng lúc khi bà thổi hơi ra thì phải chú ý làm cho bụng xẹp mềm xuống chứ không được gồng bụng, và giữa hai hơi thổi phải có thì nghỉ thư giãn, không được thổi gấp dồn dập . Cách thổi hơi ra để làm hạ áp huyết là cách thổi giảm dương xuống âm, thí dụ mức nằm ngang của bụng đang ở thì nghỉ là 0, khi thổi hơi ra bụng xẹp xuống được 3-5cmm là bụng xuống âm, khi thả lỏng thư giãn để hơi bụng tự phình lên trở về 0, tức là khi hơi vào là dương về 0 là dương trong âm, chứ không được hít vào để bụng phồng cao hơn mức 0, nếu bụng phồng cao lên là cách hít dương tăng lên dương là dương trong dương, nếu thở kiểu dương trong dương áp huyết sẽ tăng lên cao, thở vào như thế là đã dùng mũi hít hơi vào là sai, cách thở dương trong âm không dùng mũi hít vào.

Khi điều chỉnh hơi thở ra từ 0 xuống âm rồi từ âm lên 0 đúng cách, tôi bắt đầu đếm 1, nhìn bụng ở thì thở ra xẹp từ từ xuống, rồi cơ bụng và miệng thả lỏng chờ hơi vào tự nhiên để bụng phồng lên đủ, tôi đếm 2, bà lại thổi hơi ra, tôi đếm 3,….và đếm cho tới 20 lần thở ra .

Sau đó để bệnh nhân tự tập, hai bàn tay bệnh nhân để lên bụng theo dõi bụng xẹp xuống và phồng lên từ từ mỗi lần thở một cách nhẹ nhàng đều đặn, lúc đang tập, bấm máy đo áp huyết để kiểm chứng, áp huyết xuống dần từ 181 xuống 160, xuống 140, xuống 125/85mmHg mạch 75. Để bệnh nhân nằm thả lỏng không cần nghĩ đến hơi thở nữa, cứ thở bình thường tự nhiên, rồi đo lại thấy áp huyết vẫn ổn định dưới 130/90mmHg, mạch vẫn đều 75.

Giai đoạn 2 : Làm thư giãn giảm áp lực thần kinh cột sống
Bệnh nhân nằm úp, hai đầu gối hơi dạng ra hình con ếch, một bàn tay tôi đặt ở Mệnh Môn trên lưng bệnh nhân, bàn tay kia cầm cổ chân bên
phải bệnh nhân ép gót chân bệnh nhân vào từ từ chạm mông trong thì
thở ra của bệnh nhân để vừa giảm đau lưng và chân, nó còn có công  dụng làm giãn thẳng cột sống mà không đau ở thì thở ra, vừa làm thông máu cho Mạch Đốc từ dưới lên đầu, tập ép gót chân chạm mông ở chân phải 10 lần rồi đổi sang chân trái 10 lần, lại đổi sang chân phải, rồi chân trái… cho đến khi đoạn lưng trên hết cong cứng, và bệnh nhân không cảm thấy đau.

Giai đoạn 3 : Thông khí huyết bằng bút kim châm tiểu đường trên đốt
sống lưng.
  Bệnh nhân vẫn nằm úp, cho đầu ló ra khỏi đầu bàn, mục đích cho cột sống thẳng, tôi đứng phía đầu bàn, bôi dầu trơn trên cột sống dài
xuống xương khu, rồi bắt đầu vuốt nhẹ từ gáy theo cột sống dài xuống
xương khu để tìm điểm đau, hoặc bệnh nhân báo cho biết chỗ nào đau
khi ngón tay của tôi vuốt qua, khi xác định được điểm đau, dùng máy đo
oxymeter đo ở những điểm đau đó trước khi chữa, máy báo câm, sau dùng máy bấm kim tiểu đường bấm kêu tạch, tạch, tạch…vào mỗi điểm đau, không có máu chảy ra, và bệnh nhân cũng không cảm thấy gì khi bấm máy. Cho bệnh nhân tập trở lại giai đoạn 2 thì máu rịn ra như vết muỗi cắn, dùng bông gòn thấm cồn nặn máu ra, đông y gọi là chích lể, nặn máu xong, sát trùng, rồi đo lại bằng oxymeter, máy báo cả số và đèn hiệu
đo tần số sóng cho biết khí huyết thông hay còn tắc, thí dụ điểm trên chỗ đau bên khí báo 96, huyết báo 80, đèn báo hiệu màu xanh, đó là lý tưởng khí huyết đều thông, khi đo trên điểm đau thứ nhất vừa nặn máu, máy báo khí 80, huyết 60, đèn hiệu chớp màu vàng, cho biết điểm này còn hơi tắc, khí chưa qua đủ trên 90, huyết chưa qua đủ 70, điểm đau khác máy báo khí 80, huyết 120, đèn hiệu chớp mầu đỏ, chứng tỏ khí thiếu, huyết bị tích tụ làm sưng nên con số chỉ huyết mới tăng cao, phải nặn thêm cho máu ra ở điểm đó rồi đo lại, máy chỉ khí qua đó trên 90, huyết được thông còn 80, chớp đền hiệu mầu xanh là đoạn đó đã thông.
Ông luật sư quan sát thấy những thao tác rất nhẹ nhàng, tôi hỏi bà có
cảm thấy đau không, bà trả lời không thấy đau, lưng và cột sống thấy
nhẹ, dễ chịu.

Giai đoạn 4 : Tập khí công duy trì cho khí huyết lưu thông để ngừa bệnh không bị tái phát.
Giai đoạn thông huyệt và giải tắc đã xong, nhưng muốn khỏi được bệnh và ngừa bệnh không bị tái phát, bệnh nhân cần phải được hướng dẫn tập
luyện mỗi ngày để cơ thể tạo ra thuốc nội dược tuơng đương với thuốc
ngoại dược nhưng không sợ bị những phản ứng phụ như ngoại dược.

Mục đích làm khí huyết lưu thông dễ dàng, đều đặn khắp cơ thể, giảm đau,
ăn ngủ được, tiêu hóa tốt. Bệnh nhân nằm ngửa tập bài Kéo Ép Đầu Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng ở thì thở ra, mỗi bên chân kéo 1 lần, thay đổi chân này rồi chân kia, tập kéo 100 lần liên tục không nghỉ, một ngày có thể tập hai lần mới đủ liều thuốc chữa bệnh.

Sau một tuần bệnh nhân trở lại, bà cho biết, khi về nhà thấy khỏe và dễ chịu làm sao, người nhẹ, tay chân cử động hết đau, như hồi chưa bị bệnh. Tôi hỏi bà sao lần này không có con rể bà đi theo quan sát. Bà cười nói : Nó tin rồi, nó khen thầy chữa hay qúa, không cần phải đến quan sát nữa. Mấy đứa con bác sĩ trong nhà chúng nó cứ hăm mẹ không được đi chữa khí công, đụng vào lưng mẹ là mẹ bị tê liệt ngay đó.

Sáu tuần lễ trôi qua, bà cho biết các con bác sĩ ở bên Mỹ ngày nào cũng gọi điện thoại hỏi thăm, bà đã nói thật, đã chữa bằng khí công và bây giờ thấy khỏe, hết đau, ăn ngủ ngon, cúi ngửa lưng cổ được dễ dàng, cầm được những vật nặng trong tay mà không bị đau và không bị rớt như trước. Đối với bà, nhờ khí công bà không còn phải lo sợ mổ cột sống, đối với các bác sĩ con của bà thì họ ngạc nhiên như đứng trước một con đường lạ, không biết nên tin hay không ?

Xem thêm   Bệnh Mal Formation Arnold Chiari (CMs)

Read More

Chữa ung thư vòm họng

Kính chào Thầy Ngọc ,
Con có người chị dâu, 54 tuổi, nội trợ, sống vùng thôn quê. Ban đầu, chị con bị ù tai. Sau đó, Chị con bị hạch ở cổ. Kết quả sinh thiết là K vòm hầu.

Hiện chị con đang chờ được điều trị tại bệnh viện Ung bướu Tp. HCM. Nay, con xin hỏi Thầy về trường hợp của chị con thì cách sinh hoạt, tập thể dục những động tác thể dục khí công nào là tốt nhất. Bởi con không rõ khi bị bệnh K có chống chỉ định xoa vuốt hay không. Con muốn giúp đỡ chị con nhưng nếu làm bệnh nặng hơn thì con mang tội. Có người chỉ dẫn uống nước lá đu đủ bệnh sẽ giảm. Con không biết có đúng vậy không? Nhân đây, con cũng xin trình bày với Thầy là: số người bệnh viêm mũi các loại rất nhiều. Con rất mong Thầy có chuyên đề về bệnh này và cách phòng chống K vòm hầu v.v... Cảm ơn Thầy rất nhiều. Con kính chúc Thầy nhiều sức khoẻ.

Trả lời :

Thân gửi Dung
Bệnh về họng, theo đông y cũng chia làm 2 loại hư chứng, thực chứng,
bằng cách dựa vào kết qủa xét nghiệm của tây y xem dư calcium hay
thiếu, nếu dư calcium thì đo áp huyết sẽ cao, thiếu calcium áp huyết sẽ thấp.

Phối hợp thêm với cách tìm nguyên nhân gốc bệnh của đông y, họng có liên quan đến kinh Tỳ Vị và kinh thận, thận âm tốt sẽ đưa khí đến cuống lưỡi làm cho lưỡi ướt ra nước bọt, kinh tỳ vị đưa lên họng làm ra nước dãi, khi mình nhìn thấy người khác ăn một món gì ngon mà mình thích thì mình sẽ bị thèm nhỏ nước dãi. 

Khi vòm họng bị viêm, chứng tỏ cổ họng khô không có nước dãi, nước bọt, thì bệnh thuộc tỳ vị và thận. Dựa trên hư chứng và thực chứng để bổ hay tả cho đường kinh ấy.

Bệnh thưc chứng do hỏa của tim vượng, áp huyết cao, làm khô cạn thận thủy, bao tử nóng, nên nước bọt nước dãi không có.

Bệnh hư chứng do chức năng tỳ vị và thận hư không đủ dịch chất để tạo ra nước bọt nước dãi lên họng.

Muốn chữa cả hai cách này là phải làm sao cho cổ họng có nước, bằng cách nằm thở thiền chú ý vào Đan Điền Tinh ở huyệt Khí Hải, cuốn lưỡi ngậm miệng, hát bằng mũi ư,ư,ư,ư,ư,ư,ư, tức là phát âm 1,2,3,4,5,6,7 (one, two, three, four, five, six, seven) trong cổ họng, tạo ra sự rung động tuyến hạch ở cổ họng giúp cổ họng tiết ra nước, rồi nuốt vào.

Đã có một trường hợp bệnh nhân ở Mỹ được tây y xét nghiệm kết luận ung thư lưỡi, bị dộp như bánh tráng, họng khô, lưỡi đỏ bầm, ăn và nói không được, người gầy ốm dần tưởng sẽ không còn sống được bao lâu nếu không ăn nuốt được. Đã sang Montreal tập khí công tự chữa bệnh. Nhờ tập cách này mà trong 1 ngày, lưỡi hết bị khô và phồng dộp, ngày hôm sau ăn uống nói năng bình thường được, cô ấy trở về Mỹ tiếp tục bài tập thở khí công này, bây giờ đã bình phục. Nếu muốn chữa bằng huyệt, vuốt từ Chiếu Hải lên Thái Khê ở hai bên cổ chân trong 36 lần, mỗi ngày vuốt 3 lần.

Kiêng ăn thức ăn cay nóng, khó tiêu, không nên uống nước lá đu đủ, vì
chưa rõ tính chất âm dương của bệnh và của thuốc để chữa chứng hư hay chứng thực, tránh trường hợp tối kỵ của đông y là hư làm thêm hư, thực làm thêm thực, dân gian gọi là chữa lợn lành thành lợn qùe.

Tập uống nước, mỗi lần 1/2 ngụm, ngậm trong họng, cuốn lưỡi ngậm
miệng, xúc nước miếng 36 lần, rồi nuốt 1/2. xúc tiếp 36 lần, nước miếng lại trào ra đầy miệng, nuốt vào 1/2, lại xúc tiếp 36 lần rồi nuốt 1/2. Cách này gọi là cách luyện nước cam lồ. Ở VN đã có một bệnh nhân mỗi ngày uống 4-6 lít nước mà người vẫn ốn, da khô cằn cỗi, cổ họng khô khát bắt buộc phải uống nước nhiều, nhưng vẫn không hết bệnh, khiến ăn ngủ không được, bị nhiệt chứng, tâm thận bất giao, cơ thể suy nhược. Tôi đã chỉ cho phương pháp này, mới đầu bệnh nhân không tin.

Tôi bảo cứ làm thử 1 ngày đi, và đếm cho tôi biết anh đã nuốt được bao
nhiêu lần nước miếng. Ngày hôn sau bệnh nhân đến phòng mạch, da dẻ
hồng hào tươi nhuận, cổ họng hết khô, bệnh nhân khen phương pháp này
hay qúa, tôi đếm được gần 4000 ngụm ( tương đương với 4000cc nước = 4 lít nước) , bây giờ không còn phải uống nước nhiều, ăn ngon ngủ khỏe.
Sau đó bệnh nhân bắt đầu có sức khỏe để tập động công và tĩnh công
thiền để cơ thể tự điều chỉnh những chức năng tạng phủ hoạt động trở
lại tốt bình thường làm cho khỏi bệnh. Chị dâu của Dung nên bắt chước
phương pháp này rồi cho tôi biết kết qủa.

Thân
doducngoc

Read More

U sọ não

Chào thầy Đỗ Đức Ngọc.
Hôm nay, em có gặp 1 bác. Bác đó kể, có 1 cô con gái, cô ấy bị khối u
trên đầu & đã đi bệnh viện điều trị khối u bằng thuốc (ko mổ). Sau
khi, uống thuốc thì khối u tan biến, nhưng để lại hậu quả là gần như
là mù (Chỉ thấy mờ mờ & đôi khi ko thấy. Đã bị 10 năm). Xin thầy có
cách nào giúp người ấy chữa trị ko.

Trả lời :
1-Trước hết phải đi bác sĩ nhãn khoa xem có cách nào phục hồi theo tây
y được không, như nhỏ thuốc, hay cần phải mổ, giảm thị lực do chức
năng nào của mắt bị ảnh hưởng như tăng hay giảm áp lực nhãn cầu, nở
tròng đen, đục thủy tinh thể, hư gai thị, teo thần kinh thị giác, cườm
mắt…

2-Theo khí công, cần đo áp huyết 2 tay, tay nào cao, tay nào thấp, áp
huyết đủ hay thiếu.
Nhưng theo kinh nghiệm của khí công, trường hợp này do áp huyết qúa
thấp lý do thiếu máu từ lâu, không đủ máu lên nuôi não, làm đau đầu
một bên kinh niên gây ra khối u sọ não. Gốc bệnh là thiếu máu, cắt bỏ
khối u vẫn là chữa ngọn, chưa chữa gốc là cần phải bổ máu, tăng cường
khí huyết giúp đủ khí huyết chạy lên đầu mới giúp mắt được phục hồi.

Theo khí công, chữa song song 2 cách, cách thứ nhất bổ máu bằng thuốc
sirop Đương Quy Tửu (tankwe-gin), cách thứ hai tập khí công, chọn 7
bài động công đầu tiên kích thích thần kinh ở đầu, bài vỗ tay 4 nhịp
tăng cường khí, để tăng cường chức năng tạng phủ sinh hóa, bài cúi
ngửa 4 nhịp giúp máu lên đầu nuôi não nuôi mắt, bài tĩnh công cách thở
làm tăng áp huyết.

3-Tập khí công và uống thuốc cho đến khi nào đo lại áp huyết lên được
130/85mmHg mạch 70-80 mới đủ liều lượng, bệnh sẽ phục hồi, sau đó tập bài khai mở con mắt thứ 3, không phải là để có thần thông. Theo khí
công ý ở đâu, khí và huyết sẽ được tập trung ở đó, do đó máu sẽ dồn
lên mắt nhiều hơn, làm tăng cường thần kinh thị giác, tăng cường thị
lực nên nhìn rõ hơn.

Thân
Doducngoc

Read More